Bệnh chai chân hay còn gọi là bệnh mắt cá chân tuy không có gì nguy hiểm nhưng lại vô cùng mất thẩm mỹ và nhiều khi lại gây khó khăn trong việc đi lại do đau đớn.
Với chị em thì khó khăn trong việc mang giày cao gót, dáng đi không được đẹp. Còn với các anh thì phải tạm biệt ước mơ là cầu thủ xuất sắc nhất giải ao làng, tạm biệt môn bóng đá, đua xe =)).
Ngoài ra thì bệnh này còn xuất hiện ở tay nữa. Chị em nào từng bị bệnh này chắc hiểu, làm mình rất tự ti khi tiếp xúc với người khác đúng không nào? Vậy mắt cá chân bị chai sần thì phải làm như thế nào? Có cách nào trị chai mắt cá chân tại nhà không? Bài viết này mình cùng tìm hiểu về chai mắt cá chân nhé.
Nội dung chính
Chai mắt cá chân là bệnh gì?
Bệnh mắt cá chân là tình trạng tăng sinh dày lớp bì và thượng bì, nhất là lớp sừng. Thường gặp ở các điểm tì ép nhiều ở lòng bàn chân như gót chân, cạnh bàn chân, mặt lòng ngón thứ 5, gò cái lòng bàn chân. Nhiều trường hợp còn có thể bắt gặp bệnh mắt cá ở tay, mắt cá chân.
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy xung quanh khu vực bị mắt cá chân thường có lớp sừng dày, màu vàng trong, ấn vào thì thấy đau. Mắt cá chân có khi lồi lên khỏi mặt da có khi ẩn bên trong da.
Cần phân biệt bệnh mắt cá chân với chai chân và mụn cóc
Nhìn bề ngoài thì 3 tình trạng này khá giống nhau nhưng mức độ nghiêm trọng thì khác hoàn toàn.
Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn bệnh mắt cá chân với việc chân bị chai và mụn cóc nên thường có những cách chữa trị không phù hợp dẫn đến bệnh không khỏi.
Chai chân là triệu chứng dày sừng ở các bị trí tương tự như bệnh mắt cá chân tuy nhiên khi ấn vào không cảm thấy đau. Bệnh mắt cá chân thì ngược lại.
Mụn cóc là do 1 loại siêu virus HPV gây ra, không phải con virus gây ung thư cổ tử cung đâu. Mụn có có thể lây qua người. Ví dụ chị em tiếp xúc với mụn nước của người bị mụn cóc hoặc tắm ở nơi công cộng có nguồn nước tiếp xúc với người bị mụn cóc thì khả năng cao chị em sẽ bị lây mụn cóc. Bệnh mắt cá thì không lây. Ngoài ra khi cắt mụn cóc ra thì thấy có những chấm đen, đây là những mạch máu li ti. Còn cắt lớp chai của bệnh mắt cá thì chỉ thấy những lớp mô sừng thôi.
Cách chữa mắt cá chân
Có rất nhiều phương pháp dân gian trị mắt cá chân đã được ông cha áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Nay mình chia sẻ lại, hy vọng giúp được chị em trong chữa mắt cá chân nhé.
Trị mắt cá chân bằng lá tía tô
Là một mẹo được áp dụng nhiều trước đây nhưng đang dần đi vào quên lãng =)). Lãng quên và thất truyền.
Tía tô là một loại lá có tính kháng viêm sát khuẩn. Sử dụng tía tô để chữa mắt cá chân sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Lá tía tô rửa sạch vắt lấy nước. Dùng kéo hoặc dao @@ cắt bớt phần lớp sừng bên ngoài sau đó dùng bông chấm nước tía tô vào. Khi nước khô thì bôi vôi tôi lên. Môi ngày là 2 lần sau khoảng 1 tuần thì chị em sẽ thấy các nốt mắt cá chân bắt đầu rụng dần.
Chữa mắt cá chân bằng tỏi
Dùng tỏi trị mắt cá chân cũng được áp dụng nhiều. Chị em có thể giã nhuyễn tỏi rồi vắt lấy nước rồi đắp lên các nốt mắt cá hoặc thái mỏng lát tỏi rồi chà trực tiếp lên cho nước tỏi thấm vào. Làm như vậy ngày 2-3 lần trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.
Chị em lưu ý không nên để tỏi quá 10 phút trên các vết mắt cá nhé. Tỏi rất nóng, có thể làm da bị rộp lên. Ngoài ra cũng không nên đắp vào vùng da mỏng.
Hành
Hành củ đem rửa sạch, để ráo nước.
Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy bóc lấy phần “áo” màu trắng bên ngoài củ hành rồi đắp lên chỗ da bị mắt cá.
Dùng băng dính giữ chặt và gỡ bỏ vào sáng hôm sau.
Thực hiện mỗi ngày, dần dần các vết mắt cá sẽ bong và rụng đi.
Nước muối
Lấy 2 thìa muối hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 50 độ C. Sau đó cho bàn chân vào ngâm khoảng 25 phút. Lưu ý để nước ngập đến mắt cá chân nhé.
Khoảng 10 phút đầu khi ngâm chân nước muối da bên ngoài nốt mắt cá chân bắt đầu cứng hơn trước, cồi mắt cá có dấu hiệu nhô dần lên, có thể sẽ cảm thấy hơi nhức. Sau đó da sẽ mềm mại hơn không còn cảm giác đau nhức, nốt mụn cũng bé dần tạo cảm giác thư giãn thoải mái như ngồi spa luôn =)).
Sử dụng cách chữa mắt cá chân bằng nước muối sau 1 tuần chị em sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Trị mắt cá chân bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là một nguyên liệu xuất hiện khá nhiều trong các công thức chăm sóc da, làm đẹp tại nhà và đây cũng là một loại cây tốt để chữa mắt cá chân.
Chị em có thể trị bệnh mắt cá chân bằng lớp nhựa trong suốt ở lá cây nha đam. Bẻ một lá nha đam, nặn lấy lớp nhựa và bôi trực tiếp lên các nốt chai mắt cá chân. Chất Axit malic có trong nhựa vỏ cây nha đam sẽ làm mài mòn vì trị dứt điểm mắt cá chân.
Trị mắt cá chân bằng bột trà xanh
Chị em đều biết công dụng của trà xanh trong làm đẹp và đối với sức khỏe rồi. Được biết đến là có tính kháng khuẩn và làm sáng da nếu sử dụng thường xuyên, trà xanh cũng là nguyên liệu quý trong điều trị bệnh mắt cá chân. Đơn giản thôi, cho trực tiếp bột trà xanh lên vùng bị chai, có thể dùng băng quấn lại cho khỏi rơi ra. Thường xuyên thực hiện sẽ cho kết quả hơn cả mong đợi nhé chị em.
Chữa mắt cá chân bằng giấm táo
Dùng bông thấm giấm táo và đắp lên vùng bị mắt cá chân sau đó dùng băng quấn lại để cố định vị trí miếng bông.
Cố định như vậy trong 15-20 phút rồi rửa lại với nước mát. Ngày làm 3 lần trong khoảng 1 tuần, nốt mắt cá chân sẽ khô và tự rơi ra :D.
Kết bài
Mắt cá chân là một loại bệnh không nguy hiểm gì mấy nhưng nếu để lâu có thể dẫn đến một vài biến chứng như vỡ mủ, nhiễm trùng. Ngoài ra đây cũng là loại bệnh dễ quay lại, tái phát nên cần điều trị sớm và dứt điểm.
Ngoài ra nếu đang bị mắt cá chân chị em nên lưu ý không nên đi giày dép quá chất, không nên mang cao gót và dùng thêm miếng đệm, lót giày, tất vớ khi đi.
Cho đến nay thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được hiệu quả của các cách chữa mắt cá chân phía trên mình chia sẻ, đó chỉ là các kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên vì chi phí thấp, các nguyên liệu lại sẵn có và không ảnh hưởng gì nên chị em có thể thử. Vì đã có những người áp dụng các phương pháp trị chai mắt cá chân này và đã thành công. Chúc chị em thành công!